Digital marketing plan – tinh gọn để thực chiến!

Thay đổi theo nhiều môi trường, đồng nghĩa một marketer phải thích nghi và đặt mình vào từng vị trí khách hàng khác nhau để hiểu và làm. Hiểu việc làm chiến lược marketing không chỉ là nhiệm vụ của một planner mà còn có thể là của designer, content creator…bởi vì tất cả những marketer cần hiểu những gì mình đang làm có giá trị gì. Dưới đây là những bước tinh gọn có thể áp dụng được cho tất cả các mô hình nào bạn muốn bắt đầu với việc thực thi một digital plan. Cùng điểm qua 6 bước sau nhé.

Phân tích – tổng hợp – hiểu để làm.

Việc đầu tiên trước khi hoạch định bất kì chiến lược gì cho công ty, một marketer nên tìm hiểu công ty mình đã có những gì.

Bạn không hiểu gì về công ty, sản phẩm mà bắt tay vào làm chiến lược cũng giống như:

Muốn đi đánh trận mà không hiểu đối thủ, không hiểu bản thân, thì ra trận chỉ có tụt can-xi rồi về ôm mặt khóc, hỏi sao plan không có khả thi. Vậy nên, bạn phải tìm hiểu gì?

Nếu bạn là một marketer mới của công ty,
Hãy hỏi về process, văn hoá, vision, mission, brand story, market, customer insight và những câu chuyện những gì cần có để “bỏ túi suy nghĩ”.

Nếu bạn là marketer “đã cũ còn hiệu quả”:
Hãy nghĩ lại về những gì mình đã hiểu, đã có, những gì còn thiếu và tổng kết lại.

Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể suy nghĩ thông qua:

  1. Vision, mission, values.
  2. SWOT (Cái này dễ research vì rất nhiều).
  3. Competitor (trực tiếp và gián tiếp).

Và dĩ nhiên, bước này sẽ mất thời gian, nỗ lực nhưng sẽ giúp cho bạn có Data analytics skill và giúp cho doanh nghiệp “an tâm” tuyển được một người biết cố gắng đúng chỗ.

Xác định đối tượng khách hàng.

Bạn đã hiểu khách hàng được bao nhiêu %?
Nhân khẩu học, hành vi, mạng xã hội hay dùng, chân dung đối tượng khách hàng, bạn đã thực sự hiểu chưa? Họ làm gì, nghĩ gì, họ sẽ tương tác như thế nào trên mạng xã hội? Tại sao có những người mua hàng lại âm thầm kín đáo? Có những người tương ác ầm ầm rồi bỏ mặc quay lưng? Và rất nhiều câu hỏi khác về con người, hành vi, khách hàng,…

Xác định mục tiêu – siêu cần thiết!

Dễ dàng nhận thấy, trước khi thực hiện bất kì chiến dịch nào KPI vẫn là những chỉ số quan trọng để đo lường, vậy KPI bắt đầu từ đâu, từ mục tiêu chứ đâu. Và đây là ba mục tiêu chính.

Business Objective: mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? (Doanh thu, lợi nhuận, thương hiệu, thị phần…) Gọi là mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Nếu không xác định mục tiêu này, kế hoạch của bạn chưa thực sự bám sát vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Marketing Objective: Marketing sẽ góp phần đạt được phần nào trong mục tiêu chung? Tăng thương hiệu => hỗ trợ sale tăng doanh thu…

Digital Objective: Mục tiêu của digital sẽ là phần nào của marketing, đo lường, KPI là gì? Bạn có thể chọn cách thiết lập mục tiêu SMART ngay tại phần này.

Lý do hình dung rõ ba loại mục tiêu, bạn sẽ xác định các hoạt động của digital marketing sẽ góp phần mang lại gì cho mục tiêu marketing của toàn phòng ban và mục tiêu kinh doanh chung của toàn công ty.

Ngoài ra, bằng một cách kĩ lưỡng nhất, chúng ta có thể chia đó làm hai phần, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Nguồn ảnh: Digital_Marketing_Strategy_Guide_Intermediate_Level

Digital Marketing – Chiến lược trước!


Ở bước này, mình thường chia thành các giai đoạn nhỏ hơn để dễ tracking và thường sẽ gắn với customer journey map đã đặt ra.

Content: Ai cũng biết content is king, với social media thì content chính là cách giao tiếp với khách hàng. Nhưng, content sẽ có độ phủ như thế nào, thông điệp gì, các bạn marketer có thể làm rõ ra trước để dễ hình dung.

Channel: Nếu đã có content material thì tiếp theo chúng ta nên nghĩ cách tiếp cận trên các kênh nào phù hợp. Thường paid/owned/earned sẽ kết hợp cùng với tools khác sẽ giúp cho kế hoạch được thực thi toàn diện hơn.

Team Member: Nếu công sức đã làm đến đây mà việc tracking các campaign lại thiếu nhân sự, hoặc không được ưu tiên để follow thì rất khó đánh giá hiệu quả. Việc tracking một marketing campaign không nằm ở một cá nhân nào mà phải là trách nhiệm của từng vị trí trong team. Nói rõ từ đầu, vẫn tốt hơn.

Budget và thực thi sau!

Khi mọi thứ đã rõ ràng rồi thì bạn mới có thể dự trù đến budget. Budget là câu chuyện tài chính khác nhau của mỗi công ty. Câu chuyện chi phí và chiến lược hoạch định trước hay sau cũng tuỳ thuộc vào tình huống ở mỗi công ty nữa. Ví dụ có công ty sẽ có sẵn mức chi phí cho một kế hoạch rồi việc của mình là hoạch định thôi, cũng có công ty sẽ chưa có giới hạn nào cả. Dĩ nhiên sẽ có sự linh động và thay đổi trong kế hoạch thực hiện phù hợp. Mình muốn tách nó thành một bước riêng để cân nhắc, rằng: chiến lược nào sẽ mang lại nhiều hiệu quả nhất cho doanh nghiệp nhưng giá cả lại tối ưu nhất?

Xong việc hoạch định rồi thì đến bước thực thi, thực thi rồi thì đánh giá hiệu quả. Ở đây sẽ cần có một action plan để follow hiệu quả trong lúc thực thi và đánh giá dễ hơn.


Không có một quy tắc nào đảm bảo rằng bạn cần chờ bao lâu để đánh giá một campaign hiệu quả nhưng bạn có thể quan sát chỉ số metrics và phân tích và tối ưu. Và thường thì cần có một khoảng thời gian tương đối đủ để dữ liệu trả về và không quá dài để không kịp rút kinh nghiệm để thay đổi.

Kế hoạch B & quản trị rủi ro.

Mình nghĩ bước này là option. Bởi vì có một thực tế là những gì bạn nghĩ đôi khi sẽ khác những gì khách hàng nghĩ, với việc hoạch định cẩn thận không có nghĩa là phản ứng các điểm chạm của khách hàng sẽ hoàn toàn như vậy, chiến lược nên kết hợp với những trường hợp thực tế để việc đo lường và đạt được kết quả tối ưu nhất.

Mọi kế hoạch đều hướng tới đối tượng target nhất định, vậy nên điều gì giúp cho điểm chạm đến khách hàng càng liên tục, sự tương tác nhiều, chuyển đổi cao, chứng tỏ bạn đã một phần chinh phục được trái tim khách hàng. Trên đây chỉ là các bước cơ bản trước khi hình dung bất kì kế hoạch nào về digital marketing, nhưng sự thay đổi có thể phụ thuộc vào tuỳ loại kế hoạch khác nhau, bổ sung thêm các bước và làm rõ các vấn đề hơn. Chúc các bạn thành công!

1 thought on “Digital marketing plan – tinh gọn để thực chiến!”

Leave a Comment