Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn nhẹ nhàng và đơn giản về digital marketing – ngành bạn muốn bắt đầu. Digital là gì? Tại sao digital cần cho công việc của bạn? Ai cần “đút túi tìm hiểu” và làm thế nào để bắt đầu?
Thắc mắc Digital Marketing là gì?
Có một câu nói mình đã từng nghe khá hay: “Ignoring online marketing is like opening a business but not telling anyone.” — KB Marketing Agency.
Hiểu một cách đơn giản từ khi internet xuất hiện, công nghệ phát triển, hành vi của con người thay đổi theo.
(Theo Pew Research) Hàng ngày có 5% người lớn sử dụng internet liên tục.
Theo báo cáo digital Việt Nam mới nhất, 97% người Việt Nam có thói quen truy cập Internet hàng ngày, trong số đó có 95% là xem video. Dễ dàng có thể nhận thấy, xu hướng hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều theo thời gian cùng với hành vi truy cập internet.
Mua sắm trực tiếp tại cửa hàng đã không còn hiệu quả như trước, những người làm marketing cần tiếp cận đúng khách hàng trong đúng thời điểm.
Digital marketing ra đời giải quyết bài toán trên.
Digital marketing là những hoạt động marketing thông qua thiết bị điện tử hoặc internet tiếp cận với khách hàng.
Digital marketing là cách tiếp cận nhanh chóng với một đối tượng khách hàng tiềm năng lớn hơn so với phương pháp truyền thống, có thể đo lường được, giảm chi phí do khả năng tracking các chiến dịch cụ thể tương đối chính xác, giúp việc quản lý và tối ưu chi phí dễ hơn.
Who – Những ai thực sự quan tâm digital marketing?
Chủ doanh nghiệp, những người đã đang và sẽ làm marketing, digital marketer tương lai và những ai muốn ứng dụng online marketing (một nhánh của digital vào công việc kinh doanh, nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng).
Why – Vì sao có nhiều người muốn hiểu Digital marketing?
Với doanh nghiệp,
Digital marketing cho chúng ta cách xác định nhắm đến mục tiêu cụ thể, gửi đến đối tượng tiềm năng thông điệp được cá nhân hoá, có sự chuyển đổi cao, là phương pháp trực tiếp và gián tiếp góp phần tăng doanh thu, phát triển mục tiêu kinh doanh.
Cũng giống như một cửa hàng, mỗi công ty đại diện với một website/fanpage, một trang thông tin online bất kì, hay sự hiện diện nào trên social media như một cách để khách hàng nhận diện thương hiệu.
Với người dùng,
Ngày nay, ai cũng có ít nhất một tài khoản mạng xã hội, một chiếc smartphone, đặc biệt dịch bệnh lại càng khiến chúng ta thấy sự cần thiết của việc hiểu biết về digital life. Một cú click chuột cũng có thể mua hàng, để lại SDT cũng có thể được tư vấn sản phẩm, ở nhà không cần tiếp xúc cũng có thể trao đổi hàng hoá thông qua các kênh online khắp mọi nơi. Nói chi xa xôi, xu hướng quẹt, click, chuyển khoản, mua hàng, những cái tên Shopee, Ladaza,… đang là xu thế.
Với người làm marketer,
Kênh nào khách hàng trải nghiệm thì marketer phải nắm bắt, nếu người người nhà nhà đề hoạt động thông qua online thì bài toán của marteter là tối ưu những trải nghiệm online, giữ chân khách hàng, bắt kịp xu hướng, tối ưu hoá quy trình chuyển đổi số. Tiếp cận nhanh, độ phủ rộng, có khả năng tương tác cao chính là những lợi ích từ digital giúp cho marketer sẽ xây dựng được một hành trình “chinh phục trái tim, chi tiền mua sắm” tối ưu nhất.
Vậy để bắt đầu digital marketing, cần tìm hiểu những gì, từ đâu, như thế nào? Mình nghĩ cách tốt nhất để bắt đầu với foundation, những gì khái quát nhất, để hình dung một bức tranh tổng thể và toàn diện về digital marketing. Và thậm chí, theo thời gian, sau khi đi làm, chúng ta cũng có thể nhìn nhận lại các khái niệm này, tạo ra một phiên bản hiểu biết digital “của cá nhân mỗi người”. Bạn có thể tham khảo qua mục dưới đây.
Những khái niệm cơ bản.
Những dạng của Digital marketing
– SEO, social media marketing, content marketing, affiliate marketing, marketing automation, email marketing, online PR, inbound marketing, performance marketing, …
Mô hình trong digital marketing:
Paid – Owned – Earned là các công cụ truyền thông.
– Paid: đại diện những thứ bạn phải trả tiền để đạt được hiệu quả (Pay per clicks ads, affiliate marketing & display marketing).
– Owned: tập hợp công cụ sở hữu của doanh nghiệp, cơ bản dễ thấy là website và fanpage, nội dung của doanh nghiệp sản xuất.
– Earned: hiệu quả đến từ bên thứ ba hoặc khách hàng chia sẻ tự nguyện về công ty, sản phẩm ví dụ comment, share, rating, feedback organic.
Nếu biết cách kết hợp, chúng ta sẽ tận dụng được lợi thế của ba dạng công cụ trên. Digital marketing khác với mass marketing ở tính cá nhân hoá cao. Thế nên, việc tận dụng và kết hợp như thế nào để có customer journey hiệu quả là bài toán của mỗi doanh nghiệp còn đang giải.
Marketing funel là gì?
Marketing funel – là một mô hình về quy trình marketing mà các công ty dẫn dắt khách hàng khi họ có nhu cầu mua dịch vụ hoặc sản phẩm. Từ lúc khách hàng mới “rón rén” tìm hiểu nhận thức về thương hiệu, cân nhắc đến lúc chi trả tiền cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
Khách hàng tiềm năng bắt đầu ở đầu kênh. Khi họ tìm hiểu thêm về doanh nghiệp sản phẩm của bạn và tiến gần hơn đến việc mua hàng, họ sẽ di chuyển xuống cuối kênh. (Loại mô hình này đã được sử dụng hơn 100 năm và nó vẫn là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong kinh doanh). Ngoài ra, ngày nay các công ty còn bổ sung thêm các giai đoạn sau khi mua hàng nhằm tăng tính loyalty của khách hàng cao hơn.
Ở top của funel, là nơi hành trình khách hàng bắt đầu. Ở đáy funel, là nơi kết thúc hành trình mua hàng. Mục tiêu của những người làm marketing là chuyển từ khách hàng tiềm năng thành những người mua hàng. Thường phân đoạn sẽ thành bốn phân mục: Awareness, interest, desire and action. Một marketer sẽ hiểu, nhiệm vụ của mình là nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, mang lại trải nghiệm tuyệt vời và các thông tin khách hàng cần vào đúng thời điểm để đưa ra quyết định của mình. Điều quan trọng là phải hiểu khách hàng của mình đang ở giai đoạn nào để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Buyer journey?
Không giống như marketing funel liên quan đến giai đoạn quan tâm của khách hàng đối với doanh nghiệp/sản phẩm của bạn, hành trình của khách hàng theo dõi các điểm tiếp xúc cá nhân mà khách hàng tiềm năng gặp phải trước khi mua hàng. Mọi tương tác cụ thể – ví dụ: truy cập trang web của bạn hoặc mở email tiếp thị – đều là một điểm tiếp xúc. Nhiều người quay lại các điểm tiếp xúc trước đó khi họ đánh giá một sản phẩm hoặc dịch vụ, do đó, hành trình của khách hàng thường lặp lại nhiều lần. Trên thực tế, khách hàng tiềm năng trung bình phải gặp đến tám điểm tiếp xúc trước khi họ cảm thấy sẵn sàng mua hàng.
Hành trình người mua từ nhận thức đến hành động, và thực chất nó không đơn giản vậy. Con người cơ bản đã khó hiểu, và có cảm xúc, đôi khi có nhiều biến số và hành vi thay đổi liên tục và khác biệt khiến những người làm marketer phải luôn đặt mình vào khách hàng để suy nghĩ cảm nhận theo thời gian. Tuy nhiên hiểu được buyer journey sẽ giúp đưa ra thông điệp phù hợp đúng đúng thời điểm. Hiểu được hành trình khách hàng là key cho mọi chiến dịch marketing.
Ngoài ra, còn nhiều khái niệm liên quan khác đến Digital bạn có thể tìm hiểu dần bắt nguồn từ những khái niệm trên, ví dụ: B2B marketing, B2C marketing, social media, inbound & outbound marketing, các vị trí trong ngành marketing, marketing giữa các ngành đặc thù khác nhau như ecommerce hay fintech,…
Những bước đầu tiên tìm đến Digital marketing.
Từ khái quát đến chi tiết, để bắt đầu với digital marketing, bạn sẽ làm gì?
- Google là chìa khoá.
Search nhiều để biết mình tò mò điều gì, có bao nhiêu vị trí trong ngành digital marketing, trung bình số năm cho một level, làm gì với mảng miếng nhỏ của digital sau khi ra trường,… - Làm để hiểu.
Hãy chọn một công việc để hiểu digital trong thực tế là gì? Để hiểu thực chiến khác lý thuyết, mọi thứ đơn giản nhưng cần bạn nghiêm túc nhiều hơn bạn nghĩ, không vĩ mô nhưng phải lăn xả để có kinh nghiệm va chạm trực tiếp với môi trường, sản phẩm và khách hàng, để biết mình thích gì và không thích gì. Có thể không biết thứ bạn thích, nhưng chắc chắn bạn sẽ biết thứ bạn ghét. - Làm một cái action plan rằng bạn muốn trải nghiệm những gì trong một đến ba năm tới, và nhờ những người có chuyên môn góp ý.
Rất nhiều bạn vụn vỡ, mông lung khi đặt chân vào digital và hỏi, liệu mình muốn theo đuổi điều gì? Plan có thể thay đổi, nhưng định hướng trước sẽ tốt hơn. - Đọc sách, báo, tài liệu về digital marketing.
Đừng nghĩ rằng việc đọc là dư thừa khi đã đi làm, đọc nhiều cũng là một cách để tư duy, nhưng bài toán ở đây là “đọc cái gì” phụ thuộc vào cá nhân mỗi người.
Follow những trang web những người hay chia sẻ về digital marketing.
Các groups cộng đồng:
- UAN Marketing: https://www.facebook.com/uanvietnam
- DMA: https://www.facebook.com/groups/267851660219678
- Marketing for youngers: https://www.facebook.com/groups/marketingforyoungsters
- Trạm creative: https://www.facebook.com/groups/521790165531148
- Cộng đồng Upworks Viet Nam: https://www.facebook.com/groups/613273499637832
- Vietnam creative circle: https://www.facebook.com/groups/18303314136
- Digital marketing Ctr A: https://www.facebook.com/groups/marketingctrla/?ref=br_rs
Những người hay chia sẻ chuyện nghề digital ở Việt Nam:
- Blog của anh Tú Bùi: https://conversion.vn
- Facebook của anh Phan Hải: https://www.facebook.com/haithanhhcmpt
- Group anh Minh Quang (Tomorrow Marketer): https://www.facebook.com/groups/tomorrowmarketers.businesscase
- Anh Phùng Thái Học: https://www.facebook.com/phungthaihoc
- Anh Vũ Văn Hiển: https://www.facebook.com/vanhien
- Anh Huỳnh Vĩnh Sơn – soianchayne.com
Những trang web có thể tự học Digital marketing:
- Hubspot academy: https://academy.hubspot.com/
- LinkedIn Learning: https://www.linkedin.com/learning/digital-marketing-foundations/connecting-with-customers-online
- Facebook certificate: https://www.facebook.com/business/learn/courses
- Google certificate: https://bit.ly/3DqSwgz
Kênh youtube học Digital marketing:
- Measureschool: https://www.youtube.com/c/MeasureSchool
- Content Marketing Institute: https://www.youtube.com/c/Contentmarketinginstitute
- Adam Erhart: https://www.youtube.com/c/Adamerhartvideo
- Brands Vietnam: https://www.youtube.com/user/brandsvietnam
Podcast cũng là ý hay:
- Everyone Hates Marketer: https://open.spotify.com/show/7iEF1qovZZiaP1iRtxGARo
- Ha Chu Works: https://open.spotify.com/episode/6kTrAnzbFQp1OJKfrgqRj3
- Brand talks: https://open.spotify.com/show/3lbCMD8mwCajVktGToYSDN
- Marketing Podcast: https://open.spotify.com/playlist/4R4bz34gmPPcSB0ggyfmEN
Những nội dung tham khảo trên chỉ là những chia sẻ chọn lọc, bạn có thể bổ sung thêm nhiều hoạt động hơn của bản thân trong thời gian tới.
Chia sẻ một chút, với Nhi, định hình bản thân là một marketing learner: học, trải nghiệm và thay đổi là chìa khoá để có thể phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai, đây là cách mà Nhi từng bắt đầu. Ngoài ra, nếu bạn có những ý tưởng hay để chia sẻ, đừng ngần ngại comment ở bài viết này nha.
Thanks for your blog, nice to read. Do not stop.