Hầu hết chúng ta đều biết rằng LinkedIn là mạng xã hội chiếm ưu thế để tìm việc và tìm ứng viên. Nhưng LinkedIn còn có thể hỗ trợ một cá nhân hay một tổ chức với nhiều mục đích khác nhau nhằm đạt được mục tiêu về cả sale và marketing. Cùng điểm qua hiểu biết sơ lược về LinkedIn nhé.
5 mục tiêu chính khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân dùng LinkedIn:
- Kết nối (quan hệ khách hàng, doanh nghiệp, đối tác, ứng viên, nhà tuyển dụng…)
- Generate leads (tìm kiếm và xây dựng phễu khách hàng tiềm năng).
- Tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Xây dựng mối quan hệ với đối tác.
- Thúc đẩy lượng truy cập trên website.
LinkedIn là một phần quan trọng trong chiến lược marketing nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn mở rộng những network chuyên nghiệp.
Dành cho những bạn mới sử dụng LinkedIn.
- LinkedIn tung ra thị trường 2003 với mục tiêu chủ yếu dùng để networking, xây dựng hồ sơ nghề nghiệp và share các ý tưởng về công việc.
- Những đối tượng những bạn sử dụng LinkedIn để tìm kiếm gồm có: khách hàng tiềm năng, đối tác, ứng viên, đồng nghiệp, nhân viên mới, sếp,…
Đó cũng là lý do khác biệt và lý tưởng, mạng xã hội này được ví như mạng xã hội công việc giúp kết nối toàn cầu hoá, điều đó giúp cho những marketer có thêm một công cụ hỗ trợ phát triển nhiều hơn nếu biết cách khai thác.
Mới sử dụng LinkedIn cho cá nhân, bắt đầu như thế nào?
Điều đầu tiên, bạn hãy tự hỏi, bạn muốn sử dụng LinkedIn theo mục đích gì. Với LinkedIn profile, theo mình nghĩ, đây là kênh hiệu quả với việc làm personal branding. Tiếp theo là:
1. Chọn một tên cho URL (gắn với tên, thương hiệu hoặc nghề nghiệp của bạn).
2. Chọn một tấm ảnh đại diện chuyên nghiệp, và một ảnh cover, điền những thông tin trong các mục chính trên trang chính của profile, đặc biệt các mục sau nên có: title – keyword đính kèm, description, experience. Nhớ chọn chế độ “Visibility” trong setting để public account.
3. Tận dụng các liên kết khác liên kết đến LinkedIn của bạn như website, twitter, điều này giúp cho profile của bạn phong phú và đáng tin cậy hơn.
4. Đừng ngần ngại endorse và yêu cầu endorse từ những người bạn quen biết.
(Endorse – cách xác thực kĩ năng trên LinkedIn network).
5. Connect với những người bạn muốn và thường xuyên check các hoạt động như: ai view profile của bạn,…
6. Recommendation: công việc cần có sự xác nhận bởi những người từng làm việc cùng, đây cũng là cách giúp nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng bạn hơn.
7. Tham gia Linkedin Group: tính chất của Linkedin Group sẽ không active như Facebook nhưng sẽ có nhiều thông tin hữu ích để tham khảo.
8. Thử bắt đầu với những post đầu tiên trên LinkedIn để cảm nhận.
7. Optimize content và profile của bạn thường xuyên (mình sẽ làm rõ các điểm này ở bài viết tiếp theo).
Mới sử dụng LinkedIn cho doanh nghiệp, cần lưu ý điều gì?
Cần biết khi nào nên dùng LinkedIn profile và LinkedIn page.
Nếu dùng để tìm kiếm và kết nối những mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, đối tác => LinkedIn profile.
Nếu dùng để tăng nhận thức thương hiệu của doanh nghiệp => LinkedIn page (kết hợp LinkedIn profile càng tốt).
Nếu dùng để tìm ứng viên => LinkedIn page, LinkedIn profile.
LinkedIn page là trang public và thường dùng cho doanh nghiệp, những user quan tâm đến nội dung sẽ tương tác chủ yếu trên các post là chính, hoặc là khi ai đó có nhu cầu tìm hiểu thông tin về công ty, các vị trí tuyển dụng của công ty… Trong khi đó, LinkedIn profile sẽ giúp cho doanh nghiệp thân thiện hơn với các mối quan hệ one on one, tin nhắn, meeting và những cuộc trao đổi như networking hay consulting.
Có nhiều cách để kết hợp cả hai tool góp phần xây dựng doanh nghiệp và các mối quan hệ, không nhất thiết tách riêng. Ví dụ: LinkedIn page có thể tracking được bao nhiêu LinkedIn profile đang là nhân viên của công ty, LinkedIn page là nơi xây dựng độ uy tín doanh nghiệp, còn LinkedIn profile là cách kết nối với khách hàng để meeting…
Sử dụng hashtag.
Hashtag sẽ giúp bạn tiếp cận một lượng lớn impression với những người bạn muốn target nội dung đến. Sử dụng hashtag trên LinkedIn hiệu quả với những người đã là connection của mình hoặc chưa vẫn có thể reach đến được. Tuy nhiên, phải cân đối việc sử dụng hashtag như thế nào là hợp lý, hiệu quả và vừa đủ.
LinkedIn content
Cũng giống như các mạng xã hội khác, muốn có một profile LinkedIn hiệu quả, bạn phải có một LinkedIn content plan phù hợp đi kèm. LinkedIn có giới hạn ký tự, bạn có thể viết dài hoặc ngắn nhưng chỉ trong số ký tự giới hạn. Nội dung trên LinkedIn thường đa dạng với các post ngắn, xen kẽ số lượng ít post dài và các định dạng file như pdf được chuộng hơn jpg, png. Nếu bạn muốn trình bày nội dung dài hơn, cách tốt nhất là kết hợp với định dạng file, ảnh hoặc flatform khác để link đến như (medium, website).
Sharing
Khác với các mạng xã hội khác, người dùng của LinkedIn có xu hướng thích được chia sẻ thông tin hữu ích với những chủ đề họ quan tâm và bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu hơn. Thực tế mình đã thấy không ít các chủ doanh nghiệp chọn LinkedIn là nền tảng đọc báo, nắm bắt tin tức mỗi sáng ở Việt Nam.
Học cách đo lường và tối ưu
Đa số các doanh nghiệp dùng LinkedIn page như một nơi để xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm với khách hàng, hoặc là engagement cũng là một yếu tố được quan tâm. Tối ưu company page, bạn có thể bắt đầu với các đầu mục quan trọng như: about us, keyword liên quan, nội dung các bài post có cần thay đổi để target đúng với insight.
Một vài điểm tốt hơn ở các doanh nghiệp có đầu tư vào nội dung thường thấy:
- Tạo thêm showcase page.
- Tạo thêm career page.
Showcase giúp tách nhỏ nội dung theo các chủ đề chính như service, product…
Page tuyển dụng giúp tách rõ ràng nội dung để tránh nhiễu loạn nội dung (với các công ty cần tuyển dụng nhiều), và đặc biệt điều đó giúp cho page có sự tập trung vào một đối tượng target nhất định.
Bên cạnh đó, nó cũng đòi hỏi số lượng nội dung phải luôn được update liên tục. Bạn nên cân nhắc trước khi tạo và duy trì thêm một nhánh thông tin mới.
Đây chỉ mới là những điều sơ lược để bắt đầu với LinkedIn, ngoài ra, tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau chúng ta có thể xây dựng các chiến lược khác nhau thông qua mạng xã hội này. Để hiểu thì phải thực thi, bạn có thể bắt đầu với một account LinkedIn ngay bây giờ, đây là cách tốt nhất để bạn hiểu rõ bất kì một nền tảng nào có phù hợp và đáp ứng được mục đích hay không.
Ngoài ra, mình sẵn lòng chia sẻ thêm với kinh nghiệm cá nhân, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì, có thể gửi mail mình qua: boainhi2704@gmai.com hoặc comment tại đây nhé.
Cám ơn các bạn đã đọc.